Trước khi có cháy nhà thật, bạn đã có một kế hoạch chưa?

  • 09/20/2023
  • 1090 views

Bạn sẽ phản ứng ra sao? Nếu bây giờ bạn bắt đầu nghĩ, thì có lẽ bạn sẽ không có phản ứng tối ưu khi xảy ra cháy nhà thật đâu.

Bài viết này không chỉ cho bạn cách phải phản ứng ra sao khi có cháy, điều đó nên đến từ kiến thức những sĩ quan PCCC phổ biến. Mà chúng tôi hướng dẫn bạn cách lập một kế hoạch

Chúng tôi chỉ muốn nêu lên tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ứng phó, đến từng thành viên trong gia đình bạn.

An toàn cháy nổ không chỉ từ nơi bạn sống có thiết kế an toàn ra sao, có những trang bị tiêu chuẩn gì. Nó còn về việc những người sinh sống trong ngôi nhà đó sẵn sàng phản ứng trong trường hợp cháy nổ.

Những phút đầu tiên rất quý giá, nhưng sẽ không có xe cứu hỏa nào đến kịp, chỉ bạn và gia đình có thể tự ứng phó thôi.

Khung hành động "nếu-thì": nếu một trường hợp xấu xảy ra, thì bạn phải làm gì, với bản thân và những người mà bạn chịu trách nghiệm.

Đây là một khung được sử dụng phổ biến ở Nhật với bất cứ trường hợp thảm họa ở bất kỳ quy mô nào. Hãy nghĩ đến những khu vực dân cư mà dân số chủ yếu là những người cao tuổi, cần phải di dời trong trường hợp lũ lụt hay cảnh báo sóng thần. Chính quyền địa phương sẽ phải cắt cử người để trợ giúp họ, tất cả đều nằm trong kế hoạch đã được chuẩn bị từ trước.

Áp dụng khung này với tình huống cháy nhà, bước một trong lập kế hoạch là:

Xác định các tình huống cháy có thể xảy ra, và mức độ rủi ro của nó:

Nếu bạn ở trong một tòa căn hộ thì có thể hình dung một vài địa điểm cháy có thể xảy ra- từ trong bếp, hầm hoặc tầng trệt để xe, bàn thờ từ một căn hộ nào đó. tủ điện, cục nóng điều hòa bị chập điện và bốc cháy.

Bạn cũng tính đến thời điểm xảy ra cháy nữa, trong trường hợp có người ở nhà, người đi làm, hay cháy nhà xảy ra lúc rạng sáng.

Những tình huống này có khả năng xảy ra cao đến đâu, và nó có thể nghiêm trọng đến mức nào, và môi tình huống đó bạn có bao nhiêu khả năng để thoát hiểm thành công.

Tính nghiêm trọng của mỗi trường hợp ở nằm ở việc khả năng tự ứng phó với ngọn lửa, và quan trọng nhất là căn nhà, tòa nhà bạn ở có thể giúp bạn thoát hiểm với chấn thương tối thiểu hay không.

Thời gian một vụ cháy xảy ra cũng quan trọng:

Bạn có để con nhỏ ở nhà khi mình đi làm, hay khi chuông báo cháy dựng cả gia đình dậy lúc rạng sáng.... Bạn sẽ tìm cách để nhận thức tình huống, và đưa những kiến thức mà bạn học được vào trong bản kế hoạch hành động của mình.

Viết các phương án phản ứng, cho từng trường hợp.

Từ những trường hợp cháy có thể xảy ra được nêu ở trên.

Bạn bắt đầu phác ra kế hoạch phản ứng cho từng trường hợp

Đâu là những hành động chung phải làm cho tất cả trường hợp cảnh báo cháy, đâu là những hành động để phản ứng đối với từng tình huống phát sinh

Lên kế hoạch hành động cho từng thành viên trong gia đình.

Người già, trẻ nhỏ có những điều kiện vận động, điều kiện nhận thức riêng đòi hỏi bạn phải có kế hoạch hành động riêng để cả gia đình có thể dìu nhau đến nơi an toàn, và bạn cũng phải cố đưa thú cưng vào kế hoạch của mình nữa.

Sửa nhà, mua những trang bị cần thiết.

Khi bạn đã review tất cả những trường hợp có thể xảy ra và những nguy cơ gắn với căn nhà bạn đang ở, bạn tiến tới chỉnh sửa căn nhà (chấn song sắt có thể đóng, mở...), hay mua những trang bị phù hợp cho gia đình mình để sẵn sàng cho những rủi ro đó (mua mặt nạ phòng độc, liệu mua thang dây có phù hợp hay không...).

Mọi người đổ xo đ tìm mua mặt nạ chống khói

Giao tiếp, luyện tập định kỳ, điều chỉnh bản kế hoạch đó, kêu gọi hàng xóm làm điều tương tự.

Bạn đem bản kế hoạch đó để thảo luận với cả gia đình mình, hãy lên lịch những buổi huấn luyện định kỳ cho cả nhà, cho từng trường hợp bạn đã liệt kê ra. Kinh nghiệm từ những buổi huấn luyện đó sẽ giúp bạn điều chỉnh những chi tiết trong bản kế hoạch của mình.